Trong Đông y, cà gai leo được cho là vị thuốc có nhiều công dụng điều trị liên qua đến các bệnh về gan như: viêm gan, xơ gan, hỗ trợ chống tế bào gây ung thư. Liệu sự thật cà gai leo có tác dụng đúng như vậy? Hãy cùng Nhà thuốc An Tâm tìm hiểu về vị thuốc dân gian này.
Cây cà gai leo là gì?
Cà gai leo là một trong những thảo dược quen thuộc có tác dụng trong điều trị các bệnh về gan, chảy máu chân răng, viêm gan rượu, … Trong đó công dụng điều trị các bệnh về gan là nổi bật hơn cả.
Đặc điểm cây cà gai leo:
- Tên khác: cà quýnh, cà vạnh, cà cườm, cà quánh, cà gai dây, cà lù, cà bò, cà gai cườm, cà Hải Nam…
- Tên khoa học: Solanum procumbens Lour hoặc Solanum hainanense Hance.
- Họ: Cà (Solanaceae).

Hình thái:
Đây là cây sống lâu năm, thân leo có thể dài tới 6m hoặc hơn. Cũng có trường hợp cây lâu năm thân hóa gỗ, nhằn và phân thành nhiều cành, trên cành phủ lông hình sao và có nhiều gai.
Lá của cây thường mọc so le có hình thuôn hoặc bầu dục, trên mặt lá có chứa gai còn mặt dưới có lông mềm màu trắng. Còn phần quả thì mọng, hình cầu, có màu đỏ khi chín.
Hoa nhỏ thường mọc ở nách lá có màu tím nhạt; Thông thường cây ra hoa vào khoảng tháng 4 đến tháng 5 còn ra quả từ tháng 7 đến tháng 9.
Phân bố của cà gai leo
Đây là loại thảo dược quen thuộc có thể mọc được ở khắp nơi, kể cả vùng trung du, núi thấp đến đồng bằng ven biển. Tại nước ta có một số tỉnh trồng rất nhiều như: Thanh Hóa, Thái Bình, Nghệ An.
Bộ phận dùng: Thường dùng rễ và phần dây với tên gọi trong đông y là thích gia căn và thích gia đằng.
Thành phần hóa học
Rễ cây có chứa tinh bột và nhiều chất hóa học khác như ancaloit, glycoancaloit … có khả năng bảo vệ tế bào gan rất tốt, kìm hãm và làm âm tính vi rút viêm gan, ngăn chặn quá trình xơ gan, dùng chữa các bệnh liên quan đến gan.
Vị thuốc cà gai leo
Tính vị, quy kinh
Theo đông y, cà gai leo có vị hơi the, tính ấm có khả năng tán phong thấp, tiêu đờm, tiêu độc, giảm đau, trừ ho, cầm máu.
Tác dụng của cà gai leo
Theo các nhà khoa học, trong thành phần của cà gai leo có chứa hoạt chất Glycoalcaloid có khả năng chống oxy hóa, giảm tác động của các bệnh về gan
Có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh về gan, cảm cúm, sâu răng, chảy máu chân răng, phong thấp, rắn cắn, dị ứng, giải say…
Độc tính: Hầu như không có độc tính, không có tác dụng phụ.
Công dụng của cà gia leo trong điều trị
Hỗ trợ điều trị viêm gan vi rút, đặc biệt là viêm gan virus B
Hoạt chất trong Cà gai leo, tiêu biểu là dược chất glycoalcaloid có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan virus, đặc biệt là viêm gan B, tăng cường miễn dịch và cải thiện các triệu chứng của bệnh.
Làm chậm sự tiến triển của xơ gan
Các hoạt chất trong Cà gai leo, đặc biệt là dược chất glycoalcaloid có tác dụng làm chậm sự tiến triển của xơ và giảm mức độ xơ giai đoạn sớm.

Giúp giải độc gan, hạ men gan
Các hoạt chất trong dịch chiết Cà gai leo chữa bệnh gan rất tốt. Các hoạt chất đó có tác dụng bảo vệ gan. Không chỉ có vậy, chúng còn giúp hạn chế hủy hoại tế bào gan và hạ men gan nhanh.
Chống oxy hóa, ức chế một số dòng ung thư
Dịch chiết toàn phần từ cây Cà gai leo có tác dụng chống oxy hóa rất tốt. Nó còn chống viêm làm giảm tổn thương do oxy hóa gây ra ở gan, bảo vệ gan.
Dịch chiết Cà gai leo cũng đã được chứng minh tác dụng ức chế được một số dòng tế bào ung thư do virut như tế bào ung thư gan (Hep 3B, PLC/PRF), ung thư cổ tử cung…. Ngoài ra, nó còn ức chế được gen gây ung thư do vi rút.
Các bài thuốc đông y chữa bệnh bằng cà gai leo
Vị thuốc Cà gai leo được sử dụng trong đông ý với nhiều phương pháp và cách dùng khác nhau. Các bài thuốc thường được sử dụng từ cà gai leo bao gồm:
Chữa viêm gan, xơ gan, hỗ trợ chống tế bào gây ung thư: Cà gai leo (thân, rễ, lá) 30g, cây dừa cạn 10g, cây chó đẻ răng cưa (diệp hạ châu) 10g. Tất cả sao vàng, sắc uống hàng ngày một thang.
Chữa tê thấp, đau lưng, nhức mỏi: Cà gai leo 10g, dây gắm 10g, thổ phục linh 10g, kê huyết đằng 10g, lá lốt 10g. Sao vàng, sắc uống ngày 1 thang. Liên tục từ 10 – 30 thang.
Chữa chứng ho gà, suyễn: Cà gai leo 10g, thiên môn 10g, mạch môn 10g. Sắc ngày 1 thang chia 3.
Bài thuốc dùng trị cảm cúm, bệnh dị ứng, ho gà, đau lưng, đau nhức xương, thấp khớp, rắn cắn: Liều dùng 16 – 20g rễ hoặc thân lá cà gai leo sắc uống hàng ngày.
Làm giải rượu: Theo kinh nghiệm, cà gai leo dùng chữa ngộ độc rượu rất tốt. 100g cà gai leo khô sắc với 400ml nước còn 150ml, uống trong ngày, nên uống khi thuốc còn ấm. Hoặc 50g cà gai leo khô hãm với nước sôi, cho người say rượu uống thay nước. Dùng đến khi tỉnh rượu.
Chữa ho do viêm họng: Rễ hoặc thân và lá cà gai leo 15g, lá chanh 30g, sắc uống làm 2 lần trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm. Dùng trong 5 – 7 ngày.
Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan (viêm gan B, xơ gan…): 35g rễ hoặc thân lá cà gai leo, sắc với 1 lít nước, còn 300ml chia uống 3 lần trong ngày, giúp hạ men gan, và giải độc gan rất tốt.
Một số loại thuốc khác điều trị Viêm gan B
Bệnh cạnh việc điều trị viêm gan B bằng đông y với Cà gai leo, thì Tây y cũng có các loại thuốc điều trị viêm gan B hiệu quả.

Hiện tại có 5 loại thuốc kháng virus được chấp thuận cho người lớn bị nhiễm viêm gan B mãn tính. Thuốc có thể được chỉ định sử dụng trong một khoảng thời gian hoặc cả đời, tùy theo tổn thương gan đã có do siêu vi:
Tenofovir disoproxil (Viread) hay Tenofovir alafenamide (Vemlidy) là một loại thuốc uống mỗi ngày một lần, với ít tác dụng phụ, trong ít nhất một năm hoặc lâu hơn. Đây là một trong các loại thuốc hàng đầu dành cho người bị viêm gan B mạn tính.
Entecavir (Baraclude) là một loại thuốc uống mỗi ngày một lần, với ít tác dụng phụ, trong ít nhất một năm hoặc lâu hơn.
Telbivudine (Tyzeka hoặc Sebivo) là một loại thuốc uống mỗi ngày một lần, với ít tác dụng phụ, trong ít nhất một năm hoặc lâu hơn. Tuy nhiên, đây lại là một thuốc lựa chọn điều trị hàng thứ hai.
Adefovir Dipivoxil (Hepsera) là một loại thuốc uống mỗi ngày một lần, với ít tác dụng phụ, trong ít nhất một năm hoặc lâu hơn.
Lamivudine (Epivir-HBV, Zeffix hoặc Heptadin) là một loại thuốc uống mỗi ngày một lần, với ít tác dụng phụ, trong ít nhất một năm hoặc lâu hơn.
Bên trên là các thông tin về Cà gai leo vi thuốc đông y tác dụng điều trị các bệnh liên quan đến bệnh về gan, các bài thuốc dân gian từ cà gai leo. Mọi thắc mắc Quý đọc giả có thể truy cập đến Nhà thuốc An Tâm để được tư vấn và giải đáp.